1. Hiện tại có một số member mạo danh BQT để giao dịch trên diễn đàn và đã LỪA ĐẢO khá nhiều tại chuyên mục Adwords... Mọi người cảnh giác và đọc bài: Giới thiệu giao dịch đảm bảo bởi @Admin

Phân biệt Marketing và Truyền thông trong hoạt động kinh doanh?

Thảo luận trong 'Chiến lược, kế hoạch, nghiên cứu online marketing' bắt đầu bởi nguyenthuha1207, 7/8/17.

Lượt xem: 17,247
  1. nguyenthuha1207

    nguyenthuha1207 Top 10

    Gia nhập:
    7/7/17
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    1
    Khái niệm về Marketing và những hoạt động xung quanh nó có rất nhiều nét tương đồng khiến khá nhiều người nhầm lẫn chúng là một. Để hiểu đúng hơn về Marketing và truyền thông, chúng tôi sẽ đi vào phân tích khái niệm, mối quan hệ và mục tiêu giữa chúng

    1. Khái niệm Marketing xuất phát như thế nào?
    [​IMG]
    “Marketing xuất phát từ động từ “to Market – đem 1 sản phẩm ra thị trường” Trong văn phạm tiếng Anh, khi một Động từ thêm “ing” để trở thành một Danh động từ thì nó sẽ mang ý nghĩ chuyển động. Giống như to go: làm thì going: hành động di chuyển. Như vậy “Marketing” có nghĩa là hành động đưa một sản phẩm ra thị trường. Nó là một chuỗi hệ bao gồm từ khi sản phẩm còn nằm trên giấy cho đến khi đến tay người tiêu dùng và chết đi.” – Từ điển tiếng Anh 1944

    Marketing là quá trình mà những cá nhân hoặc tập thể đạt được những gì họ cần và muốn thông qua việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do giá trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau (MM - Philip Kotler)

    Vậy:

    Marketing là công việc giúp cho sản phẩm đến với khách hàng một cách dễ dàng thông qua những chiến lược về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến. Giữa các yếu tố này có mối quan hệ gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, xúc tiến luôn là vấn đề được doanh nghiệp dành sự quan tâm nhiều hơn cả do nó góp phần đem lại thương hiệu và doanh thu cho nghiệp một cách nhanh chóng.

    Mục tiêu của marketing là đem đến sự thỏa mãn cho khách hàng để từ đó giúp doanh nghiệp vượt lên nhưng đối thủ cạnh tranh và ngày càng phát triển.

    2. Truyền thông - Communication là gì?

    [​IMG]

    Một số khái niệm thông dụng về truyền thông như sau:

    Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung bao gồm hoạt động truyền đạt thông tin thông qua trao đổi ý tưởng, cảm xúc, ý định, thái độ, mong đợi, nhận thức hoặc các lệnh, như ngôn ngữ, cử chỉ phi ngôn ngữ, chữ viết, hành vi và có thể bằng các phương tiện khác như thông qua điện từ, hóa chất, hiện tượng vật lý và mùi vị.

    Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ.

    Tuy nhiên, ngày nay còn có một khái niệm Truyền thông khác:

    Truyền thông marketing tổng hợp (IMC – Integrated Marketing Communication) là khái niệm về sự hoạch định truyền thông marketing nhằm xác định giá gia tăng của một kế hoạch tổng hợp, đánh giá vai trò chiến lược của các thành phần khác nhau trong truyền thông như quảng cáo, khuyến mại, tuyên truyền và sự kết hợp các thành phần này để tạo ra một sự truyền thông rõ ràng, đều đặn, hiệu quả tối đa. – Hiệp hội các Đại lý Quảng cáo Mỹ 4As.

    3. Mối quan hệ của Marketing và Truyền thông?

    Trong hầu hết các tổ chức, PR và Truyền thông – Communication nằm trong Marketing.

    Ở đó, Marketing lấy khách hàng làm trung tâm và sử dụng những công cụ, chiến lược của mình nhằm kết nối khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của mình. Đối với những doanh nghiệp trung bình và lớn thì hoạt động Marketing sẽ giúp gia tăng doanh số của việc bán hàng hay sử dụng dịch vụ và trực tiếp đóng góp vào lợi nhuận của công ty.

    Công cụ PR – Truyền thông trong Marketing sẽ liên kết, tạo mối quan hệ với cộng đồng ( thông qua báo chí, đài, TV…) nhằm mục đích thu được sự ủng hộ của công chúng đối với hoạt động của công ty ( bao gồm cả hoạt động bán hàng).

    Marketing không phải là bán hàng, không phải là chỉ tập trung hướng vào lợi nhuận.

    Tuy nhiên, trong Organization Communication khi áp dụng tại các công ty nhà nước, các đơn vị kinh doanh không lấy mục tiêu là lợi nhuận thì Truyền thông thường gồm 3 phần chính: Media Communication, Crisis Communication và Public Relation và hoàn toàn không phải là 1 công cụ của Marketing.

    Truyền thông Online relations: Bao gồm hệ thống website của doanh nghiệp, quảng cáo trên các website khác, sử dụng hệ thống mạng xã hội, PR, SEO,…

    + Public relations: Phần lớn PR trực tiếp nói về các hoạt động báo chí bao gồm việc đăng tải các tin bài, họp báo, …Tuy nhiên PR cũng là gồm những hoạt động rộng hơn có liên quan đến hoạt động xã hội, thậm chí là cả lobbying. Printed Materials: Các sản phẩm in ấn như các ấn phẩm là tờ rơi, bộ tài liệu giới thiệu sản phẩm, vật phẩm trưng bày….Corporate design: Các thiết kế như hệ thống logo, màu sắc, phông chữ , layouts được sử dụng trong doanh nghiệp.

    + Internal Communications: Hoạt động truyền thông nội bộ bao gồm tất cả các nội dung cung cấp trong hệ thống mạng nội bộ của doanh nghiệp như tạp chí nội bộ, các cuộc thi, tổ chức chương trình giáng sinh, lễ tết,… Truyền thông – Communication lúc này được hiểu là bao gồm các công cụ Event management

    + Để truyền thông tốt, trước tiên phải hiểu được: Giá, sản phẩm, kênh để có thể kết nối với truyền thông.

    Mục tiêu của Marketing và Truyền thông – Communication có thể là:
    - Marketing: Doanh thu và lợi nhuận Thị trường và thị phần Thương hiệu và Định vị thương hiệu.

    - Truyền thông được thiết kế với nhiều mục đích cụ thể hơn:

    + Xây dựng độ nhận biết – Brand awareness

    + Mục tiêu cung cấp thông tin – Informational objectives Mục tiêu thuyết phục – Persuasive objectives + + Mục tiêu nhắc nhở - Reminder objectives Xây dựng thương hiệu – Brand building

    + Tác động uốn nắn nhận thức – Change a perception

    + Tạo nhu cầu về sản phẩm – Need a product So sánh với các đối thủ cạnh tranh – Comparing competition

    Thực tế, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp và mục tiêu hoạt động mà Truyền thông không nhất thiết phải là một phần trong hoạt động Marketing. Dù là đứng riêng hay nằm trong Marketing, truyền thông nhất thiết phải bắt nguồn từ :

    - Nhận biết đối tượng mục tiêu

    - Xác định thông điệp định vị

    - Chiến lược tiếp cận và Thông điệp sử dụng

    https://marketingai.admicro.vn/phan-biet-marketing-va-truyen-thong/

    Hà Nguyễn / marketingai.admicro.vn​



Nội quy khi thảo luận:

Dù bạn có cố tình spam bằng cách nào khi BQT diễn đàn phát hiện sẽ lập tức banned nick và xoá toàn bộ bài viết của bạn. Ngoài ra khi phát hiện ra Spam hãy gửi thông báo cho BQT diễn đàn. Hãy suy nghĩ trước khi hành động..!
✓ Khi muốn trả lời ai đó, bạn gõ @ cộng thêm nick diễn đàn của người đó phía sau @, giống như tag tên trên Facebook.
✓ Yêu cầu khi bình luận, bạn phải gõ chữ rõ ràng, không viết tắt, gõ tiếng Việt đầy đủ dấu câu.
✓ Nên dùng font chữ mặc định của diễn đàn, không tô màu lòe loẹt hay dùng size chữ quá lớn khi bình luận.
✓ Bài viết, comment... không được phép quảng cáo dịch vụ, rao vặt, pr... Loại trừ ở chuyên mục Rao vặt đã cho phép.
✓ Nghiêm cấm các chủ đề dạng: Cứu em với, help me, giật tít, câu view... dưới mọi hình thức.
✓ Tất cả các thành viên tham gia diễn đàn cần đọc kỹ Nội quy chung và nghiêm túc tuân thủ.


Chia sẻ trang này

Đang tải...