1. Hiện tại có một số member mạo danh BQT để giao dịch trên diễn đàn và đã LỪA ĐẢO khá nhiều tại chuyên mục Adwords... Mọi người cảnh giác và đọc bài: Giới thiệu giao dịch đảm bảo bởi @Admin

Top 4 cấp độ chiến lược Digital Marketing hiệu quả cho Marketer

Thảo luận trong 'Chiến lược, kế hoạch, nghiên cứu online marketing' bắt đầu bởi Gia Huy, 28/2/18.

Lượt xem: 1,918
  1. Gia Huy

    Gia Huy Seo Newbie

    Gia nhập:
    31/1/18
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Trong thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ, tương lai của Marketing chắc chắn sẽ gắn liền với nền tảng Digital, điều này là điều không thể phủ nhận hay bàn cãi. Do đó mối quan tâm nhất hiện nay đối với những CMOs chính là phương thức vận hành và xây dựng được chiến lược Digital Marketing đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

    Xây dựng chiến lược Digital Marketing

    Dựa trên tính hiệu quả và mục đích sau cùng các Marketer muốn đạt được, chiến lược Digital Marketing có thể chia thành 4 cấp độ như sau:

    1. Digital Communication :
    [​IMG]
    (Nguồn: Internet)

    Digital Communication là hình thái chiến lược Digital Marketing tập trung xây dựng thương hiệu, tăng độ nhận biết thương hiệu (Awareness) thông qua việc tối ưu tần suất (Frequency), lượt hiển thị (Impression) và lượt tiếp cận tới khách hàng mục tiêu (Reach). Các công ty sử dụng chiến lược Digital Marketing như một phương thức truyền thông mới bên cạnh phương thức marketing truyền thống như TV, báo chí… để tối ưu được “độ phủ” cho thương hiệu, tăng sự nhận biết của khách hàng mục tiêu trên môi trường số. Điển hình của cấp độ chiến lược này là các dạng thức quảng cáo hiển thị như GDN, Facebook Ads, Google Adwords,..

    2. Digital Engagement :

    Mục đích của loại hình chiến lược Digital Marketing này là tạo ra tương tác để người dùng có cơ hội trải nghiệm thương hiệu. Ở cấp độ chiến lược này, các quảng cáo hiển thị hay hoạt động truyền thông trên nền tảng Digital không chỉ dừng lại ở việc nhắc nhớ mà mục đích cuối cùng nó hướng tới còn là kích thích khách hàng mục tiêu hành động - “click” để ghé thăm trang web, xem viral clip, tương tác nhiều hơn với doanh nghiệp.

    [​IMG]
    (Nguồn: Internet)
    Bên cạnh đó, thương hiệu còn muốn dẫn dắt họ đến những trải nghiệm mới, bằng việc vận dụng công nghệ tân tiến như VR, AP, Game, Mobile… và các kênh thuộc sở hữu thương hiệu (Owned-Channel).

    3. Digital Performance:

    Digital Performence được áp dụng phổ biến trong các ngành như bảo hiểm hay bất động sản trong thời gian gần đây. Cùng với việc tiếp cận người dùng, tạo trải nghiệm, hình thái chiến lược này còn có mục tiêu giúp những người làm Marketing có thể thu thập dữ liệu khách hàng (Leads) cho những mục tiêu Marketing hay các hoạt động Kinh doanh khác. Thông tin thu được sẽ được “lọc” qua phễu bán hàng (Sales Funnel), chuyển đổi từ “cân nhắc” (consideration), sang “dùng thử” (trial), đến bỏ tiền để “mua sản phẩm” (purchase). Ở Performance, vai trò của Digital đã được mở rộng đến bước thu thập dữ liệu (data) và có sự liên kết chặt chẽ đến các mục tiêu thương hiệu.

    4. Digital Transformation:

    Digital Transformation là hình thái phức tạp nhất trong các cấp độ chiến lược Digital Marketing, mang ý nghĩa của một cuộc chuyển đổi đích thực, thay đổi hoàn toàn doanh nghiệp, bằng cách tích hợp sâu hơn, toàn diện hơn, đồng bộ hơn các yếu tố nền tảng số vào hệ thống vận hành hiện tại, tối ưu hiệu quả quản lý dữ liệu (Big Data), thương mại điện tử (e-Commerce) và trải nghiệm người dùng đa kênh (Omni-channel Experience). Nhiều doanh nghiệp đã sớm nhận ra tiềm năng của e-Commerce và thực hiện việc chuyển đổi từ rất sớm, xây dựng toàn bộ hệ thống bán hàng trên Digital Marketing như Samsung, Vascara, The Coffee House, Thế giới Di động…

    [​IMG]
    (Nguồn: Internet)

    Vậy câu hỏi được đặt ra từ các CMOs: Liệu cấp độ chiến lược này có cao cấp hay thấp cấp hơn cấp độ chiến lược kia? Quy mô công ty lớn hay nhỏ ảnh hưởng thế nào đến việc chọn chiến lược và quyết định chi tiêu cho Digital? Chiến lược nào phù hợp với ngành hàng nào, với mức đầu tư bao nhiêu?

    Ứng dụng Digital Marketing như thế nào theo loại hình doanh nghiệp?

    Theo thông tin từ buổi họp báo Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam (16/2/2017), xét về tăng trưởng, Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, khoảng 35% và cao gấp 2,5 lần Nhật Bản. Nhưng xét về quy mô, thị trường e-Commerce Việt Nam tính đến cuối năm 2016 đạt khoảng 4 tỉ USD, chỉ bằng 1/30 so với mức 120 tỷ USD của Nhật Bản. Điều này phần nào cho thấy thực trạng, có rất ít doanh nghiệp Việt đã “chuyển đổi” hoàn toàn sang Digital, mà đa phần chỉ mới sử dụng Digital ở cấp độ Communication, với vai trò ngang bằng TV, báo chí… nhằm mục tiêu chính là tăng nhận biết thương hiệu.

    Tại sao có sự khác biệt này? Vì sao nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể thực hiện “chuyển đổi” hoặc cho phép Digital giữ nhiều vai trò hơn ngoài việc chỉ là kênh truyền thông? Hẳn có rất nhiều lý do về bối cảnh, sự khác nhau về quy mô, ngành hàng, và sự “trưởng thành về Digital” của từng lĩnh vực. Nhưng nguyên nhân chủ yếu, được chia sẻ bởi 1 CEO có kinh nghiệm lâu năm ở cả agency và brand, đó chính là việc ứng dụng Digital toàn diện vào cấp doanh nghiệp đòi hỏi phải bắt đầu từ tư duy lãnh đạo, chuyển đổi cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống báo cáo, đo lường khá lớn, với việc khai thác, đầu tư còn quá phức tạp, trong khi hiệu quả trên mức đầu tư (ROI) vẫn chưa được đảm bảo.

    [​IMG]
    (Nguồn: Internet)

    Như vậy, có nhất thiết doanh nghiệp nào cũng cần Digital Transformation? Các chiến lược hiệu quả với ngành hàng này, liệu có hiệu quả khi áp dụng vào ngành hàng khác? Các yếu tố nào cần cân nhắc khi lựa chọn chiến lược Digital cụ thể cho từng doanh nghiệp?

    “Digital cũng có ba, bảy đường”. Không có công thức thành công chung cho tất cả! Nhưng bạn có thể tìm thấy câu trả lời cho doanh nghiệp của mình qua phiên thảo luận chuyên sâu tại Digital MINDS 2017, Hội nghị Cấp cao về Chiến lược và Hiệu quả Digital Marketing, với sự chia sẻ từ các 4 CMOs: CMO từ Sunstory Pepsico – Ông Nguyễn Đình Toàn, Nguyên CMO từ Techcomnbank – Ông Lê Anh Quân, CMO từ Manulife – Bà Tô Thuỳ Trang và CMO từ Oppo Vietnam – Đặng Quốc Cường. Dưới sự dẫn dắt của anh Ngô Minh Thuận (DNA Digital) – một gương mặt gạo cội trong ngành Digital, 4 góc nhìn từ 4 doanh nghiệp khác nhau, về cách họ đã áp dụng thành công Digital cho thương hiệu sẽ được khai phá và cho bạn câu trả lời thỏa đáng.

    Ghé thăm: https://congdongdigitalmarketing.blogspot.com/ để liên tục cập nhật những tin tức về Marketing.


  2. theson

    theson Top 9

    Gia nhập:
    20/1/18
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    14
    Nơi ở:
    hà nội
    Web:
    ngày nào cũng làm công việc lặp đi lặp lại các bác có thấy chán ko ạ?

Nội quy khi thảo luận:

Dù bạn có cố tình spam bằng cách nào khi BQT diễn đàn phát hiện sẽ lập tức banned nick và xoá toàn bộ bài viết của bạn. Ngoài ra khi phát hiện ra Spam hãy gửi thông báo cho BQT diễn đàn. Hãy suy nghĩ trước khi hành động..!
✓ Khi muốn trả lời ai đó, bạn gõ @ cộng thêm nick diễn đàn của người đó phía sau @, giống như tag tên trên Facebook.
✓ Yêu cầu khi bình luận, bạn phải gõ chữ rõ ràng, không viết tắt, gõ tiếng Việt đầy đủ dấu câu.
✓ Nên dùng font chữ mặc định của diễn đàn, không tô màu lòe loẹt hay dùng size chữ quá lớn khi bình luận.
✓ Bài viết, comment... không được phép quảng cáo dịch vụ, rao vặt, pr... Loại trừ ở chuyên mục Rao vặt đã cho phép.
✓ Nghiêm cấm các chủ đề dạng: Cứu em với, help me, giật tít, câu view... dưới mọi hình thức.
✓ Tất cả các thành viên tham gia diễn đàn cần đọc kỹ Nội quy chung và nghiêm túc tuân thủ.


Chia sẻ trang này

Đang tải...